Ngày: Tháng Hai 1, 2021
XUẤT KHẨU YẾN SÀO SANG TRUNG QUỐC – XÂY DỰNG NHÀ YẾN NÊN HAY KHÔNG?
Từ năm 2019, Bộ NN&PTNT đã gửi hồ sơ đăng ký xuất khẩu chính ngạch yến sào Việt Nam cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Do tình hình dịch Covid-19 khiến công tác kiểm tra, đánh giá và hoàn thiện hồ sơ gặp gián đoán. Tuy nhiên mọi thủ tục đã dần hoàn thiện một cách tốt đẹp.
Bộ NN&PTNT đánh giá yến sào là sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có cơ hội xuất khẩu tốt và được Bộ đưa vào chiến lược phát triển ngành chăn nuôi trong những năm tới. Hiện nay có 42/63 tỉnh, thành phố có nghề nuôi yến với số lượng khoảng 20.000 nhà yến. Ngành yến Việt Nam chỉ mới phát triển từ năm 2010 (thời gian rất nhỏ so với những nước có truyền thống khai thác yến sào lâu đời như Malaysia), tuy nhiên tổ yến của Việt Nam là một trong những tổ yến có giá trị cao nhất Thế giới (Giá tổ yến loại tốt xuất khẩu có thể lên tới 2.000 – 3.000 USD/kg).

Nếu không có gì thay đổi, dự kiến trong quý I/2021, Việt Nam sẽ chính thức được cấp phép xuất khẩu yến sào sang Trung Quốc. Trung Quốc là một trong những thị trường tiêu thụ yến sào lớn nhất thế giới.
Theo thống kê, ông Lạc Nghĩa Ninh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Y dược Vật chất Trung Quốc, cho biết, Trung Quốc chiếm đến 80% thị phần yến sào toàn cầu. Điều đáng quan tâm là, nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu sản phẩm yến sào của người Trung Quốc không ngừng tăng trong những năm gần đây.
Nếu như năm 2014, Trung Quốc chỉ tiêu thụ 3,1 tấn yến sào thì con số này năm 2017 đã lên tới 81,4 tấn, tới tăng 26 lần.
Năm 2018, số lượng yến sào nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục tăng 56% so với năm 2017. Ông Nguyễn Văn Trọng – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) thông tin, qua khảo sát nhu cầu của doanh nghiệp tại tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc), sản lượng yến có thể xuất khẩu của Việt Nam chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu của họ. Các doanh nghiệp của Trung Quốc cũng muốn tăng mua yến sào từ Việt Nam. Vì vậy, khi nghị định xuất khẩu yến sào sang Trung Quốc qua con đường chính ngạch được ký kết thì cánh cửa cơ hội cho ngành hàng triệu đô này càng rộng mở. Việc xây dựng, thi công nhà yến có hay nên trong những năm tiếp theo? Chi phí xây dựng nhà yến?
Vậy, tại sao yến sào lại được ưa chuộng như vậy tại Trung Quốc và nhiều nước châu Á?
Theo nhiều tài liệu y học, yến sào được xếp vào hàng những món ăn chứa lượng dinh dưỡng cao nhất Thế giới. Ngày xưa, trong Triểu yến sào là một trong 8 món (bát trân) chỉ dành cho vua chúa sử dụng để tăng sức khỏe cũng như bồi bổ thể trạng.
Kết quả khoa học phân tích cho thấy Protein là thành phần phong phú nhất của tổ yến, cung cấp khoảng 52 loại axit amin cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài ra còn chứa nhiều yếu tố vi lượng hiếm tốt cho cơ thể. Trong đó có những acid amin mà cơ thể không tổng hợp được, như 2,7% Histidine, 2,7% Arginine; 2,4% Cystin, 5,6% Tyrosine…

Trong tổ yến có 10 – 15 nguyên tố đa vi lượng rất cần thiết cho sự tạo máu, ổn định thần kinh, kích thích tạo tinh trùng và trứng. Tổ yến còn có hơn 8% axit sialic, rất cần cho sự kích thích phân bào để đổi mới cơ thể.
Yến sào chứa đường galactose mà không có chất béo. Threonine có trong yến sào hỗ trợ hình thành collagen và elastin – là hai chất tái tạo lại cấu trúc da, kết hợp với Glycine ngăn ngừa nếp nhăn, chống lão hóa, chống nổi mụn tàn nhang, vết nám và bảo vệ da, làm cho làn da sáng mịn đầy sức sống.
Chất Trytophan giúp thai nhi phát triển cân bằng và khỏe mạnh…
Ngoài ra, tổ yến cũng là thức ăn rất bổ dưỡng, dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, mệt mỏi, biếng ăn, khí huyết yếu kém, cơ thể nóng nảy do hút thuốc và uống nhiều rượu, mất ngủ, tim đập nhanh, gầy ốm, da vàng.
Tương truyền rằng, hoàng đế Tần Thủy Hoàng (Trung Quốc) và vua Minh Mạng (Việt Nam) tin rằng yến sào là thứ thuốc cải lão hoàn đồng nên hai vị vua này đã dùng yến sào thay cơm ăn hằng ngày.
Đây thật sự là một thông tin đáng mừng cho Ngành Yến Việt Nam, tạo điều kiện lớn cho anh em nhà yến Việt Nam tung cánh bay cao hơn, khi mà con đường xuất khẩu yến sào sang Trung Quốc chính ngạch không còn xa nữa.
Thông tin tổng hợp từ Báo Chính Phủ & Báo Dân Việt